Nhà Tống
Nhà Tống

Nhà Tống

Triều đại Trung Quốc
Nghệ thuật Trung Quốc
Nhà Tống (tiếng Trung: 宋朝; bính âm: Sòng Cháo, Wade-Giles: Sung Ch'ao, Hán-Việt: Tống Triều, phát âm tiếng Trung: [sʊ̂ŋ tʂʰɑ̌ʊ̯]) là một triều đại cai trị ở Trung Quốc từ năm 960 đến 1279, họ đã thành công trong việc thống nhất Trung Quốc trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, và được thay thế bởi nhà Nguyên. Nhà Tống là nhà nước đầu tiên trên thế giới phát hành ra tiền giấy, và nhà nước Trung Quốc đầu tiên đã thành lập nên lực lượng hải quân thường trực lâu dài. Triều đại này đã chứng kiến việc lần đầu tiên sử dụng thuốc súng, cũng như nhận thức về cách sử dụng la bàn.Triều nhà Tống được chia thành ba giai đoạn riêng biệt: Bắc Tống và Nam Tống và Ngụy Tống. Mặc dù nhà Nam Tống đã mất quyền cai quản khu vực nền móng của nền nông nghiệp Trung Hoa quanh dòng sông Hoàng Hà, nhưng nền kinh tế nhà Nam Tống không nằm trong đống đổ nát, dân số nhà Nam Tống chiếm gần 60% toàn bộ dân số Trung Hoa thời bấy giờ và nền nông nghiệp cũng trở nên hiệu quả nhất.[1] Triều Nam Tống dành sự ủng hộ đáng kể cho nền hải quân, tạo nên sức mạnh bảo vệ vùng biển và biên giới đất liền cũng như tiến hành những nhiệm vụ hàng hải ra nước ngoài.Để đẩy lùi những cuộc xâm lược của người Nữ Chân và sau đó là người Mông Cổ, nhà Tống đã phát triển quân đội tăng cường sử dụng thuốc súng. Nhà Kim bị người Mông Cổ chinh phục năm 1234, sau đó Mông Cổ kiểm soát toàn bộ phía bắc Trung Quốc và luôn đe doạ triều đình Nam Tống. Một hiệp ước hoà bình vội vàng được lập ra, khi Hốt Tất Liệt nhận được tin về cái chết của Mông Ca (còn gọi là Mông Kha), vua cai trị Mông Cổ. Ông quay về nước để chiếm ngôi báu từ tay các đối thủ và được tôn lên làm Đại Hãn, mặc dù chỉ được công nhận bởi một số người Mông Cổ ở phía Tây. Năm 1271, Hốt Tất Liệt đã tự xưng là hoàng đế Trung Hoa nhưng thực ra là của Mông Cổ sau khi họ xâm chiếm Trung Hoa.[2] Sau hai thập kỷ chiến tranh lẻ tẻ, quân đội Hốt Tất Liệt đã chinh phục nhà Tống năm 1279. Một lần nữa Trung Quốc được thống nhất, dưới triều đại nhà Nguyên của Mông Cổ(1271-1368).[3]Dân số Trung Quốc tăng gấp đôi trong thế kỷ X và XI. Sự tăng trưởng này đã thông qua bằng việc mở rộng canh tác lúa ở miền trung và miền nam Trung Quốc, việc sử dụng lúa chín sớm từ phía Đông Nam và Nam Á, và sản xuất thặng dư lương thực dồi dào.[4][5] Giữa thời Bắc Tống đã thực hiện một cuộc điều tra dân số và kết quả là 50 triệu người, giống như thời nhà Hán và nhà Đường. Con số này được kiểm chứng trong Tống sử. Tuy nhiên, người ta đã ước tính rằng cuối thời kỳ Bắc Tống đã có hơn 100 triệu người.[6]

Nhà Tống

• 1111 2.800.000 km2
(1.081.086 mi2)
• 1067-1085 Thần Tông
• 1022-1063 Nhân Tông
• 1100-1126 (Biến cố Tĩnh Khang, Bắc Tống diệt vong) Huy Tông
• Trận Nhai Môn, Nam Tống diệt vong 1279
• 960–976 Thái Tổ
Tôn giáo chính Phật giáo, Đạo giáo, Khổng giáo
Chính phủ Quân chủ
• 1278–1279 (Nam Tống diệt vong) Đế Bính
Vị thế Đế quốc
• 1127–1162 Cao Tông
• 1142. 2.000.000 km2
(772.204 mi2)
Lịch sử  
Hoàng Đế  
Đơn vị tiền tệ Giao tử, Cối Tử, Tiền xu
• 976–997 Thái Tông
• Sự kiện Tĩnh Khang, Bắc Tống diệt vong 1127
• 1120 118,800,000a[›]
Hàn Thác Trụ,
• Lâm An thất thủ 1276
Thừa tướng  
• – Lý Phưởng, Tần Cối, Tư Mã Quang, Đồng Quán, Vương An Thạch, Văn Thiên Tường
Ngôn ngữ thông dụng Tiếng Trung
Thủ đô Biện Kinh (汴京)
(960–1127)
Lâm An (臨安)
(1127–1276)
• 962 1.050.000 km2
(405.407 mi2)
• Triệu Khuông Dẫn giành ngôi nhà Hậu Chu 960

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà Tống http://www.confucianism.com.cn/html/wenxue/1348450... http://www.cenet.org.cn/cn/CEAC/2005in/jjs008.doc http://www.art-and-archaeology.com/timelines/china... http://books.google.com/books?id=BxH0PqdGTVUC&pg=R... http://www.lunwentianxia.com/product.free.4452120.... http://www.xabusiness.com/china-resources/song-lia... http://www.artsmia.org/art-of-asia/history/dynasty... http://www.bcps.org/offices/lis/models/chinahist/s... http://www.chinaheritagequarterly.org/features.php... //dx.doi.org/10.1163%2F156852001753731033